Theo pháp luật hiện hành thì quy định về hợp đồng đặt cọc mua đất giúp đảm bảo quyền lợi giữa các bên liên quan trong việc mua bán hay chuyển nhượng những loại tài sản có giá trị lớn như nhà đất. Và trước khi đặt cọc mua nhà đất thì các cá nhân cũng như các chủ thể liên quan phải tìm hiểu kỹ các thông tin chính xác về những loại nhà đất và quy định về quyền đặt cọc, cần phải xem xét kỹ về quy định mức phạt cọc nếu một trong hay bên từ chối giao kết hay thực hiện hợp đồng.
Đặt cọc là gì trong quy định về hợp đồng đặt cọc mua đất và các điều kiện
Đặt cọc trong quy định về hợp đồng đặt cọc mua đất
Được quy định rõ tại ( điều 328 Luật dân sự 2015 ) như sau:
- Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
- Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Điều kiện để hợp đồng có hiệu lực trong quy định về hợp đồng đặt cọc mua đất
Các điều kiện cần thiết để hợp đồng có hiệu lực được quy định rõ tại ( điều 117 bộ Luật dân sự 2015):
Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Quy định về hợp đồng đặt cọc mua đất và minh bạch về khoản bồi thường khi xảy ra tranh chấp
Quy định về hợp đồng đặt cọc mua đất
- Thông tin bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc.
- Đối tượng hợp đồng: chính là tài sản đặt cọc, thường là số tiền cụ thể được viết bằng chữ và bằng số. Cần nêu rõ số tiền này đặt cọc nhằm mục đích chuyển nhượng toàn bộ thửa đất số…., tờ bản đồ số,… và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ….. Ngoài ra cần liệt kê các thông tin thuộc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thửa đất.
- Giá chuyển nhượng. Kèm theo phương thức đặt cọc & thanh toán.
- Các điều khoản về thỏa thuận trách nhiệm tiến hành thủ tục công chứng chuyển nhượng và đăng ký sang tên.
- Thời hạn đặt cọc.
- Nghĩa vụ nộp thuế, phí và lệ phí.
- Xử lý tiền đặt cọc: Theo thỏa thuận của hai bên nếu một trong hai bên từ chối chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Phương thức giải quyết tranh chấp và cam đoan của các bên.
- Ký và ghi rõ tên các bên kể cả bên thứ 3.
Minh bạch về khoản bồi thường khi xảy ra tranh chấp trong quy định về hợp đồng đặt cọc mua đất
Có sự quy định rõ theo pháp luật theo ( điều 418 luật dân sự 2015 ):
- Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
- Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
- Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Khoản đặt cọc bao nhiêu sẽ đúng với quy định về hợp đồng đặt cọc mua đất
Theo quy định của bộ Luật dân sự thì không có điều lên nào về quy định đặt cọc về hợp đồng mua đất. Nhưng để làm giảm thiệt hại thấp nhất có thể và tránh những rủi ro không như ý thì các bên đưa ra phương án thỏa thuận hợp lý với nhau khoản mức 25% giá trị hợp đồng chuyển nhượng nhà đất hoặc hợp đồng mua bán.
Trên đây chính là các lưu ý quy định về hợp đồng đặt cọc mua đất phần nào đó góp phần giúp giải đáp các thắc mắc xoay quanh về các vấn đề pháp luật bên trong hợp đồng. Từ đó giúp các bên có thể dễ dàng đặt cọc mua bán hơn thuận tiện cho việc làm ăn, kinh doanh giúp tránh được các trường hợp về các quy định phạm luật mà hiện tại mọi người đang mắc phải.