Mẫu đơn bố mẹ cho con đất viết tay chính là loại văn bản chuyển giao quyền sử dụng đất tương ứng với diện tích đất mà chủ sở hữu đất cho tặng cho con cái, trong đó không cần đền bù hay phải trả một khoản phí tương đương. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách thực hiện mẫu giấy cho tặng đất viết tay chuẩn nhất, gồm đầy đủ nội dung và các bước làm thủ tục sao cho đúng và hợp pháp.
Điều kiện cần và đủ để cho tặng quyền sử dụng đất
Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 quy định, người sử dụng đất nếu thực hiện việc cho tặng quyền sử dụng đất cần phải đáp ứng những điều kiện như sau:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo việc thi hành án diễn ra suôn sẻ
- Đất không có tranh chấp
- Trong thời hạn sử dụng đất
Theo Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định, mẫu đơn bố mẹ cho con đất viết tay cần phải được công chứng, hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới có hiệu lực.
Mẫu đơn bố mẹ cho con đất viết tay được cập nhật mới nhất
Hiện nay, hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo hình thức tặng diễn ra ngày một nhiều, nhất là giữa ba mẹ với con cái, giữa các anh chị em ruột với nhau,… Hơn nữa, đất đai là một loại tài sản có giá trị rất lớn và có tính chất đặc biệt hơn các tài sản khác. Vì vậy, khi thực hiện thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất, các bên phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật ban hành.
Thủ tục cho tặng quyền sử dụng đất
Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến mọi người hồ sơ và quy trình cho tặng quyền sử dụng đất:
Chuẩn bị hồ sơ
Khi thực hiện việc cho tặng quyền sử dụng đất, công dân phải chuẩn bị một số giấy tờ sau đây:
- Biên bản cho tặng đất (cần có công chứng và chứng thực)
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (phải là bản gốc)
- Tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất
- CMND/CCCD/hộ chiếu, sổ hộ khẩu (cần có công chứng và chứng thực)
- Biên bản trích đo thửa đất có kèm xác nhận của các hộ giáp ranh
Quy trình cho tặng quyền sử dụng đất diễn ra như thế nào?
Đơn bố mẹ cho con đất viết tay, hoặc đơn tặng cho 1 phần quyền sử dụng đất đều bắt buộc phải có công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền. Sau đó, công dân thực hiện thủ tục sang tên quyền sử dụng đất cho người khác như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ trên đến văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.
Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ
Sau khi tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, nếu như đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiến hành xử lý hồ sơ theo các bước sau:
- Gửi thông tin địa chính tới cơ quan thuế để bắt đầu xác định. Sau đó thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với những trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định
- Xác nhận nội dung biến động vào tờ giấy chứng nhận đã được cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính cùng cơ sở dữ liệu đất đai
- Trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, hoặc là gửi đến UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ cấp xã
Nếu như tặng cho quyền sử dụng đất khi chưa có sổ đỏ, công dân phải xin cấp sổ đỏ, tiếp đó mới làm mẫu giấy cho tặng quyền sử dụng đất.
Thời gian thực hiện:
- Không được quá 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, không tính ngày nghỉ, ngày lễ
- Không được quá 20 ngày đối với vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo,…
Thuế, phí và lệ phí công dân phải nộp
Các nghĩa vụ tài chính lúc này bao gồm:
- Lệ phí trước bạ (căn cứ vào Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 140/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí trước bạ mức thu đối với nhà đất theo là 0.5% và tính theo tỷ lệ %). Trường hợp của công dân là trường hợp tặng cho giữa bố mẹ và con cái thì sẽ được miễn lệ phí trước bạ theo quy định tại Khoản 10 Điều 5 thông tư số 301/2016/TT-BTC.
- Thuế thu nhập cá nhân: Căn cứ vào quy định tại Khoản 1, Điều 4, Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ chồng, cha mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng đối với con dâu; cha vợ, mẹ vợ đối với con rẻ; ông nội, bà nội đối với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại đối với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau đều sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.
- Lệ phí địa chính: Căn cứ vào quyết định của từng địa phương, sẽ có văn bản hướng dẫn căn cứ pháp lý Thông tư 250/2016/TT-BTC.
- Lệ phí thẩm định: Khoản 12 Điều 12 Thông tư 250/2016/TT-BTC do UBND cấp tỉnh ban hành.
Trên đây là mẫu đơn bố mẹ cho con đất viết tay được cập nhật mới nhất, hy vọng rằng các bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống!